Nhằm giúp bệnh nhân tạm thời quên đi những cơn đau trong quá trình điều trị. Các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm phù hợp từng loại bệnh. Việc sử dụng thuốc giảm đau giúp ổn định tâm lý bệnh nhân, góp phần đảm bảo việc điều trị được diễn ra tốt nhất.
Hãy cùng Sakopha tìm hiểu về các loại thuốc giảm đau chống viêm phổ biến nhất hiện nay trong bài viết dưới đây:
Các loại thuốc giảm đau chống viêm thuộc nhóm I
Trước đây người ta hay gọi nhóm thuốc giảm đau loại I là thuốc giảm đau ngoại biên. Thuốc được dùng để điều trị cho các cơn đau với cường độ từ nhẹ đến trung bình. Vì vậy, không gây ra sự phụ thuộc về thể chất hoặc tinh thần. Có thể kể đến các loại thuốc giảm đau chống viêm loại I phổ biến như sau:
Sako Brozym Extra
Sako Brozym Extra là sản phẩm của Công ty dược phẩm quốc tế Sakopha. Thuốc giúp làm giảm biểu hiện sưng đau, bầm tím, tụ máu, phù nề do viêm, chấn thương phần mềm.
Liều dùng thuốc Sako Brozym Extra đối với người lớn là 2 viên/lần, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần. Riêng đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nên tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ nếu muốn dùng thuốc.
Tham khảo thêm: Cách chữa đau khớp gối ở người già tại nhà hiệu quả
Paracetamol
Paracetamol là loại thuốc giảm đau khá phổ biến trong điều trị hạ sốt, đau răng, đau khớp, đau cơ ở cả người lớn và trẻ em. Paracetamol chỉ tác dụng trong trường hợp viêm khớp nhẹ. Tuy nhiên, trường hợp viêm sưng khớp cơ thì paracetamol không có tác dụng.
Các chế phẩm của paracetamol rất phong phú như paracetamol dạng lỏng, viên nén, dạng tan hoặc sủi bọt. Tùy theo mỗi dạng sẽ có nồng độ và yêu cầu liều sử dụng khác nhau, vì vậy hãy tuân thủ chỉ dẫn của dược sĩ. Một số tác dụng phụ khi sử dụng như buồn nôn, chán ăn, đau miệng hay da nổi mẩn ngứa….
Các NSAID không phải loại salicylat
Các loại thuốc giảm đau chống viêm thuộc nhóm NSAID không phải loại salicylat được sử dụng với liều cao trong chống viêm. Ngoài ra, thuốc thuộc nhóm này còn có tác dụng giảm đau đầu, đau răng, viêm tai mũi họng. Thuốc cũng được dùng để kết hợp với các thuốc giảm đau mạnh trong điều trị đau do ung thư.
Một số loại thuốc thuộc nhóm này như naproxen, ketoprofen, ibuprofen, diclofenac hay acid mefenamic.
Tác dụng phụ của thuốc NSAID không phải loại salicylat gồm:
- Gây ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa như: rối loạn chức năng đường ruột, khó tiêu, buồn nôn và xuất huyết tiêu hóa (hiếm gặp).
- Dây tổn thương cơ quan dẫn đến suy thận không hồi phục. Đặc biệt cần lưu ý đối với các bệnh nhân có bệnh lý nền về thận.
- Làm giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp.
- Nguyên nhân dẫn đến một số bệnh về máu như: thiếu máu, giảm tiểu cầu, bạch cầu.
- Có thể gây dị ứng trên da, xuất hiện ban, mề đay gây ngứa ngáy khó chịu.
- Ảnh hưởng đến việc hồi phục chức năng gan.
Acid acetylsalicylic (Aspirin)
Aspirin được xếp vào nhóm các loại thuốc giảm đau chống viêm, hạ sốt, chống kết tập tiểu cầu. Thuốc được sử dụng cho các bệnh liên quan đến thấp khớp để điều trị giảm đau.
Đối với liều dùng thấp (75-100mg/ngày), thuốc có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu giúp chống hình thành cục máu đông. Đối với liều dùng trung bình (650mg – 4g/ngày), thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Đối với những liều dùng cao (4g-8g/ngày), hiệu quả trong trường hợp chống viêm khớp.
Tác dụng phụ của thuốc cần lưu ý như đau dạ dày, loét tiêu hóa, buồn nôn… Một số trường hợp nghiêm trọng có thể bị ù tai, giảm thính lực, thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu…
Nhiều trường hợp được chỉ định không nên sử dụng Aspirin như quá mẫn với thuốc, bệnh nhân có tiền sử hen do sử dụng salicylate, phụ nữ mang thai, suy tim không kiểm soát…
Nefopam
Đây là loại thuốc giảm đau dưới dạng ống tiêm (20mg). Nefopam không có tác dụng chống viêm, hạ sốt như một số loại thuốc giảm đau thông thường. Thuốc được dùng để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp để điều trị triệu chứng các cơn đau cấp tính.
Do trong thuốc có hoạt tính kháng acetylcholin nên được chống chỉ định cho người bệnh có tiền sử rối loạn co giật nguy cơ bí tiểu liên quan đến tuyến tiền liệt, suy mạch vành. Tác dụng phụ thường gặp của nefopam là buồn nôn.
Floctafenine
Floctafenine là thuốc giảm đau và chỉ dùng theo đường uống dưới dạng viên nén 200mg. Floctafenine có tác dụng giảm đau mạnh hơn aspirin trong việc điều trị các cơn đau nhẹ, trung bình.
Liều dùng của thuốc là 1 viên/lần, mỗi lần cách nhau từ 4-6 đồng hồ, mỗi ngày không dùng quá 4 viên. Nên dùng nguyên viên, không tán hay bẻ đôi thuốc để tránh làm giảm hiệu quả điều trị.
Thuốc sẽ có một số tác dụng phụ như ngứa ran lòng bàn tay, bàn chân, cổ họng hay nổi phát ban, mẩn đỏ…Thuốc được chống chỉ định cho một số trường hợp quá mẫn cảm với hoạt chất Floctafenine, người có tiền sử bệnh tim mạch, người mẫn cảm với Glafenine, Antrafenine.
Tham khảo thêm: Top 6 cách chữa vết bầm tím trên da hiệu quả
Thuốc giảm đau chống viêm nhóm II
Các loại thuốc giảm đau chống viêm là các opioid yếu như codein và tramadol thường sử dụng điều trị các cơn đau trung bình. Ngoài ra, thuốc giảm đau nhóm 2 còn kết hợp với paracetamol đem lại hiệu quả giảm đau tốt. Một số loại thuốc giảm đau nhóm II như sau:
Codeine
Codeine là một loại thuốc giảm đau opioid yếu. Codeine có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với paracetamol, aspirin trong nhiều trường hợp để tăng cường tác dụng giảm đau, giảm ho.
Khoảng thời gian dùng codeine điều trị giảm đau không nên quá 3 ngày. Liều dùng tối đa của thuốc là 240mg/ngày.
Cũng như các loại thuốc giảm đau chống viêm khác, codeine cũng có một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, ngứa nhẹ hoặc nổi những chấm phát ban.
Tramadol
Tramadol là một loại thuốc khác thuộc nhóm thuốc giảm đau opioid, được sử dụng để điều trị cơn đau mức độ từ trung bình đến nặng. Tramadol tác dụng trực tiếp lên não bộ, làm thay đổi mức độ cảm nhận cơn đau của cơ thể.
Thuốc tramadol dạng viên nén hoặc viên nén giải phóng kéo dài dùng theo đường uống. Thuốc tramadol dạng viên đạn dùng cho đường trực tràng và dạng tiêm dùng tiêm vào tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch.
Một số tác dụng phụ của thuốc tramadol là:
- Người bệnh có thể bị co giật hay nghiện thuốc.
- Có thể mắc chứng suy thượng thận.
- Xảy ra hiện tượng chóng mặt, ngất xỉu
- Xuất hiện một số triệu chứng như thân nhiệt cao, huyết áp cao, nhịp tim nhanh…
Thuốc giảm đau nhóm III
Cách loại thuốc giảm đau chống viêm thuộc nhóm 3 hay còn gọi là các opioid mạnh. Cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ cho các trường hợp cần can thiệp thuốc giảm đau nhóm 3, điều này để tránh gây nghiện và suy hô hấp.
Các thuốc giảm đau nhóm 3 gồm có nhóm chất chủ vận toàn phần (morphin), nhóm chất chủ vận từng phần (buprenorphine) và nhóm chất đối kháng (nalbuphine).
Morphin
Là thuốc giảm đau mạnh, có tác dụng giảm đau thông qua cơ chế chặn các tín hiệu dẫn truyền cảm giác đau tới não. Morphin có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với một số thuốc giảm đau nhóm I và nhóm II như paracetamol, ibuprofen…
Thuốc morphin dạng tiêm và morphin dạng uống, tất cả đều được khuyến cáo sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Fentanyl
Đây là thuốc giảm đau mạnh, mạnh hơn morning gấp 100 lần, tác dụng nhanh và kéo dài. Fentanyl được dùng để giảm các cơn đau nghiêm trọng mà những loại opioid không thể giải quyết.
Fentanyl có nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến tim mạch, thần kinh, tiêu hóa và da liễu.
Oxycodone
Oxycodone cũng là thuốc opioid mạnh. Thuốc được dùng trong điều trị giảm đau, ung thư, giải âu lo và an thần. Các dạng thuốc của Oxycodone gồm dạng uống (1mg/ml), dạng tiêm (10mg/ml), dạng viên nén và viên nén giải phóng có kiểm soát.
Sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Chúng ta không nên tự ý sử dụng thuốc mà hãy nhờ bác sĩ,dược sĩ tư vấn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với hotline của Sakopha 0968 143 883 để được giải đáp.